TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

Phòng Đảm bảo Chất lượng

Địa chỉ: 99 Tô Hiến Thành, P. Phước Mỹ, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

Email: danavtc@danavtc.edu.vn - tuyensinh@danavtc.edu.vn

Điện thoại: 02363.942.79002363.940.946

Tin tức - Sự kiện

Mô tả quá trình vận hành Hệ thống bảo đảm chất lượng tại Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng

MÔ TẢ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

PHẦN MỞ ĐẦU

            Năm học 2018-2019, Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã triển khai kế hoạch số 34/KH-CĐN ngày 28 tháng 8 năm 2018 Về việc xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng. Hệ thống tài liệu sau khi được xây dựng, thẩm định, nghiệm thu sẽ được Hiệu trưởng phê duyệt ký quyết định ban hành và đưa vào áp dụng. Hệ thống bảo đảm chất lượng được công bố công khai để cán bộ, nhà giáo, nhân viên và các đối tượng khác có liên quan biết và triển khai thực hiện. Hằng năm, Trường xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qúa trình vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng.

           Việc hiểu và thực hiện quá trình vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng sẽ giúp Nhà trường đạt được các mục tiêu chất lượng một cách có hiệu lực và hiệu quả.

PHẦN MÔ TẢ

1. Phương pháp vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng

           Nhà trường áp dụng phương pháp quản lý theo quá trình kết hợp với chu trình PDCA (Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiếm tra - Hành động) trong quá trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng.

          Các hoạt động đào tạo trong Nhà trường đều có tính tương tác, liên quan với nhau. Thông thường đầu ra từ một quá trình này sẽ  tạo ra đầu vào của quá trình kế tiếp. Việc xác định một cách có hệ thống, quản lý và vận hành các quá trình được triển khai trong Nhà trường, đặc biệt là quản lý sự tương tác giữa các quá trình theo chu trình PDCA là phương pháp vận hành mang lại hiệu quả.

2. Sơ đồ quá trình vận hành hệ thống

          Quá trình vận hành hệ thống bao gồm các hoạt động để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Như vậy, quá trình gồm ba thành phần chính : Nguồn đầu vào ; Các hoạt động đào tạo; Bên tiếp nhận đầu ra.

2.1. Nguồn đầu vào: Nguồn đầu vào hay còn gọi là các yêu cầu, bao gồm :

          - Các văn bản pháp quy (Luật Giáo dục nghề nghiệp, các Nghị định, Thông tư về hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp..)  .

          - Yêu cầu của người học nghề (Năng lực nghề, bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ.)

         - Nhu cầu các bên quan tâm (Nhà tuyển dụng, phụ huynh HSSV, cơ quan quản lý, cán bộ giáo viên, nhân viên, đối thủ cạnh tranh,....).

        Mỗi một nguồn đầu vào đều cho ra các đầu vào. Ví dụ: Các văn bản pháp quy cho ra các chỉ tiêu tuyển sinh, tiêu chuẩn đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất thiết bị, hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng, chương trình đào tạo... Ngược lại, mỗi một đầu vào đều hình thành từ nhiều nguồn đầu vào khác nhau. Ví dụ : Chương trình đào tạo được hình thành từ các nguồn đầu vào như: Nhu cầu các bên quan tâm (Nhà tuyển dụng, nhu cầu người học nghề, xã hội...), Các văn bản pháp quy (Thông tư quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành giáo trình…)

2.2. Các hoạt động đào tạo:

         Các hoạt động đào tạo hay còn gọi là hoạt động biến đổi các đầu vào, được vận hành theo chu trình PDCA với trung tâm là sự cam kết của Ban Giám hiệu (BGH) .

        - Sự cam kết của BGH: Thông qua sự lãnh đạo và thiết lập chính sách chất lượng, BGH tạo ra môi trường để huy động sự tham gia của mọi người, đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng vận hành thông suốt. Chính sách chất lượng nhằm định hướng chung của Nhà trường trong việc thực hiện bảo đảm chất lượng đào tạo, đạt được những kết quả trong từng giai đoạn cụ thể.

       - Hoạt động đào tạo được vận hành theo chu trình PDCA: Dựa trên các nguồn đầu vào, các hoạt động đào tạo được vận hành theo chu trình PDCA bao gồm:

a ) Lập kế hoạch (P) : Tập trung vào việc xây dựng mục tiêu chất lượng, xây dựng các quá trình đào tạo, các quá trình hỗ trợ cần thiết và các nguồn lực có liên quan. Cụ thể:

       - Xây dựng mục tiêu chất lượng: Mục tiêu chất lượng được trình bày cụ thể, đo được, có tính thực tế, có thời gian hoàn thành và thuận lợi cho việc đánh giá. 

        - Xây dựng các quá trình đào tạo : bao gồm:  Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh; Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo;  Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả đào tạo và công nhận tốt nghiệp.

        - Xây dựng các quá trình hỗ trợ cần thiết : bao gồm  Xây dựng hệ thống tài liệu, các quy trình/công cụ bảo đảm chất lượng;  Xây dựng hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng; Xây dựng cách thức vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng.

       - Xây dựng các nguồn lực có liên quan : bao gồm  Thiết kế và triển khai các chương trình, giáo trình đào tạo;  Xây dựng nguồn nhân lực; Xây dựng cơ sở vật chất.

b) Thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo nghề (D): Sau khi lập kế hoạch, Nhà trường tổ chức thực hiện các nội dung của từng lĩnh vực như sau:

       - Nội dung bảo đảm chất lượng chương trình, giáo trình : Xác định ngành nghề, xây dựng, hoàn thiện, phát triển, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình.

       - Nội dung bảo đảm chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên: Tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên.

       - Nội dung bảo đảm chất lượng cơ sở vật chất: Quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị dạy nghề; mua sắm phôi liệu, công cụ, dụng cụ; quản lý phòng thực hành.

       - Nội dung bảo đảm chất lượng hoạt động dạy và học: Tuyển sinh, xây dựng kế hoạch, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, thi kiểm tra kết thúc mô đun môn học, kiến tập, thực tập, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, kiểm tra giám sát hoạt động dạy và học, cấp văn bằng chứng chỉ cho người học.

       - Nội dung bảo đảm chất lượng dịch vụ HSSV : Quản lý hồ sơ; khen thưởng, kỷ luật; đánh giá kết quả rèn luyện; công tác chủ nhiệm; giải quyết các yêu cầu; chế độ chính sách; ngoại khóa; y tế, ăn uống; tư vấn việc làm, lần vết; thăm dò ý kiến.

c) Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng (C): Sau khi thực hiện kế hoạch, Nhà trưởng tổ chức đánh giá hệ thống bao gồm các nội dung sau:

       - Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.

       - Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng.

d) Cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng (A): Trên cơ sở kết quả đánh giá, Nhà trường tổ chức xem xét và phân tích để xác định cải tiến các kết quả.

2.3. Bên tiếp nhận đầu ra : Bên tiếp nhận đầu ra hay còn gọi là sự thỏa mãn, bao gồm : Kết quả của hệ thống; Sự thõa mãn của người học nghề; Sự hài lòng của doanh nghiệp.

        Nhà trường tổ chức khảo sát và thu thập thông tin phản hồi từ bên tiếp nhận đầu ra nhằm cải tiến, thay đổi quản lý hệ thống; xác định, lựa chọn các giải pháp và thực hiện các hành động cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp.                                             

KẾT LUẬN

         Khi hệ thống bảo đảm chất lượng được vận hành theo quá trình thì chúng ta dễ nhận thấy vai trò, tính tương tác cũng như thứ tự của các hoạt động trong hệ thống. Mặc khác, phương pháp tiếp cận theo quá trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường tối ưu hóa các nguồn lực  dễ dàng phát hiện, loại trừ những yếu tố không phù hợp và tận dụng những cơ hội cải tiến.

    NGUYỄN VĂN NUÔI

( Phòng Bảo đảm chất lượng)

Tài liệu tham khảo

     - Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 về Quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Print
570 Rate this article:
No rating