TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

DANANG VOCATIONAL TRAINING COLLEGE

99 Tô Hiến Thành, Sơn Trà, Đà Nẵng

danavtc@danavtc.edu.vn

02363.942.79002363.940.946

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
SuperUser Account

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

 Hướng đến đổi mới toàn diện trong công tác quản trị nhà trường trong kỷ nguyên số để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển trường chất lượng cao. Sáng ngày 29/04/2025 Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Đổi mới công tác quản trị cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo trong kỷ nguyên số”. Dự hội thảo có Ban giám hiệu, Các bộ Lãnh đạo quản lý các Phòng, Khoa, TT và toàn thể CB-GV-NV.

Hội thảo được tổ chức nhằm triển khai đổi mới trong công tác quản trị nhà trường, chuyển đổi số trong các hoạt động dạy học, quản lý của Nhà trường. Đồng thời cụ thể hóa mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc hiện đại hóa hệ thống phòng, xưởng học thực hành, nơi làm việc… trong toàn trường.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động theo chỉ đạo của UBND thành phố, đồng thời cụ thể hóa mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc hiện đại hóa hệ thống phòng, xưởng học thực hành trong toàn trường.

Hội thảo tập trung vào các nội dung chính:

- Đánh giá thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng phòng, xưởng học thực hành, thiết bị đào tạo theo Quy chế ban hành mới;

- Thảo luận các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong quản lý thiết bị;

- Góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy chế và Quy trình quản lý phòng, xưởng học thực hành tại trường.

- Các công nghệ mới ứng dụng trong quản lý CSVC, TBĐT.

Hội thảo đã nghe báo cáo tham luận đến từ các Khoa chuyên môn, Phòng về các thực trạng, giải pháp đề xuất trong công tác quản lý, quản trị với nhiều góc nhìn khác nhau theo từng đặc thù lĩnh vực quản lý như:

- Khoa Tự động hoá trình bày thực trạng và giải pháp bảo dưỡng thiết bị thực hành;

- Khoa Công nghệ thông tin đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ số vào quản lý phòng thực hành;

- Khoa Điện - Điện tử giới thiệu mô hình quản trị cơ sở vật chất hiện đại theo hướng tích hợp và tối ưu hoá.

Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo

      Bên cạnh đó, Hội thảo đã lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp rất tâm huyết, trách nhiệm từ Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên quản lý các nhà xưởng, phòng thực hành…Những ý kiến tập trung vào thực trạng còn khó khăn thiếu thốn về CSVC, TBĐT, và còn thiếu về công cụ đổi mới quản lý, đặc biệt là các công cụ quản trị mới đổi mới trong kỷ nguyên số, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp để quản trị thực sự có hiệu suất, có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới toàn diện công tác quản trị của Nhà trường về CSVC, TBĐT

     Hội thảo cũng là dịp để công bố và lấy ý kiến đóng góp vào Quy chế phòng, xưởng học thực hành mới – một văn bản quan trọng định hướng quản lý, sử dụng và đầu tư thiết bị tại nhà trường. Quy chế quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng từ Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, Giảng viên quản lý phòng, đến giảng viên bộ môn và học sinh, sinh viên – bảo đảm sự vận hành đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống dạy học thực hành.

Thảo luận đóng góp ý kiến vào tham luận

Phát biểu tại hội thảo, Thầy Hồ Viết Hà – Bí thư Đảng bộ, hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: “Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất là yếu tố then chốt nâng cao chất lượng đào tạo. Việc số hóa quản trị phòng, xưởng không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn tạo nên môi trường học tập an toàn, chuyên nghiệp và thân thiện.”

Hội thảo đã mang lại nhiều đóng góp bổ ích trong công tác quản trị của Nhà trường, có nhiều giải pháp được đề xuất, mang tính đổi mới, đột phá trong công tác quản trị CSVC, TBĐT:

1. Khảo sát và đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị hiện có để có hướng thực hiện phù hợp với chương trình đào tạo, chiến lược phát triển và tầm nhìn của trường trong giai đoạn đến.

2. Tập trung tốt cho công tác tuyên truyền về bảo quản, sử dụng, An toàn, Vệ sinh công nghiệp để thống nhất hành động thực hiện, nói đi đôi với làm, làm phải hiệu quả, rõ mục tiêu, rõ việc, rõ người thực hiện và rõ kết quả.

3. Hoàn thiện các qui định, qui chế, qui trình. Mô hình quản lý và tăng tính tuân thủ, Áp dụng mô hình quản lý 5S vào trong công tác quản trị CSVC, TBĐT.

4. Xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo và bổ sung thiết bị. Chủ yếu Lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất. Ưu tiên đầu tư cho các ngành nghề mũi nhọn, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; Dự toán kinh phí, phân kỳ đầu tư hợp lý theo khả năng tài chính.

5. Ứng dụng công nghệ số trong quản trị: Sử dụng phần mềm quản lý tài sản, thiết bị đào tạo, phôi liệu, tạo các công cụ truy vấn theo mã QR Code; Triển khai công nghệ IoT, AI để theo dõi tình trạng vận hành, bảo trì thiết bị tự động; Chuyển đổi số các quy trình đặt lịch sử dụng phòng học, phòng máy, nhà xưởng; Giáo viên tăng cường sử dụng thực tế ảo trong đào tạo thực hành.

6. Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và thanh lý tài sản: Xây dựng quy trình bảo trì thiết bị rõ ràng: kiểm tra định kỳ, sửa chữa kịp thời; Thanh lý tài sản, thiết bị đã xuống cấp, không còn giá trị sử dụng để tránh lãng phí.

7. Đẩy mạnh hợp tác và xã hội hóa nguồn lực: Kêu gọi tài trợ từ doanh nghiệp: tài trợ thiết bị, đồng hành xây dựng phòng thực hành; Hợp tác liên kết sử dụng cơ sở vật chất với các đơn vị khác (trong và ngoài nhà trường). Đẩu mạnh việc đào tạo tại Doanh nghiệp.

8. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản trị cơ sở vật chất: Tập huấn nhân sự chuyên trách về vận hành, bảo trì, bảo quản tài sản, thiết bị.

9. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ: Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm; Định kỳ báo cáo lãnh đạo nhà trường về tình hình sử dụng, hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất.

Đổi mới công tác quản trị cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo không chỉ là mua sắm mới, mà còn cần quản lý vận hành thông minh, bảo trì chuyên nghiệp, huy động nguồn lực xã hội và gắn với chiến lược phát triển đào tạo dài hạn.

Hội thảo kết thúc với tinh thần đồng thuận cao, thống nhất mục tiêu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các mô hình quản trị nhà trường theo hướng hiện đại, ứng dụng tốt các công nghệ – tạo tiền đề cho việc xây dựng ngôi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh” và từng bước chuyển đổi số trong công tác quản lý, đào tạo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng thành trường chất lượng cao nhanh nhất.

In
85 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá