TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

DANANG VOCATIONAL TRAINING COLLEGE

99 Tô Hiến Thành, Sơn Trà, Đà Nẵng

danavtc@danavtc.edu.vn

02363.942.79002363.940.946

Chiến lược phát triển

1.Chiến lưọc phát triển thương hiệu

     a) Mục tiêu: Khẳng định uy tín nhà trường với xã hội về chất lượng đầu ra của giáo dục nghề nghiệp; tạo dựng thương hiệu, hình ảnh của nhà trường có chỗ đứng vững vàng trong xã hội.

     b) Giải pháp:

     Bên trong: Cam kết chất lượng đào tạo; Đổi logo, bổ sung slogan, sáng tác bài hát truyền thống của Trường; làm phim giới thiệu về Trường; đôi mới đồng phục HSSV, đồng phục CBGVNV; chỉnh sửa trang Website; lập Facebook; in ấn các sản phẩm quảng cáo; sản phẩm quà tặng. Tổ chức các hoạt động tri ân khách hàng; phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ HSSV. Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp; câu lạc bộ cựu sinh viên; tổ chức đối thoại. Tổ chức chương trình, kịch bản quảng bá nhà tnrờng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các triển lãm, các Hội thi tay nghề. Xây dựng môi tnrờng kiên trúc, khuôn viên nhà trường hiện đại, tiện ích; thực hiện 5S tại các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc.

     Bên ngoài: Tạo dựng, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, với các tô chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, với các cơ quan quản lý nhà nước địa phương và Trung ương nhăm quảng bá hình ảnh của nhà trường.

2. Chiến lược tuyển sinh

     a) Mục tiêu: Đảm bảo tuyển sinh hàng năm đủ về số lượng, tăng về chất lượng, nhất là các nghê trọng điểm. Tăng chỉ tiêu tuyển sinh gắn với tuyển dụng địa chỉ việc làm sau khi ra trường từ 0% hiện nay lên 30% vào năm 2020, 50% vào năm 2025.

     b)  Giải pháp:

     - Thành lập Trung tâm Tuyển sinh và Giới thiệu việc làm; dự báo, đánh giá thị trường tuyển sinh, tuyển dụng; xây dựng chiến lược tuyển sinh giai đoạn 2017-2021; 2022- 2025.

     - Tăng kinh phí cho công tác tuyển sinh vả công tác truyền thông, quảng bá nhà trường.

    - Đổi mới phương thức tuyển sinh: Tuyển sinh theo gói vị trí việc làm trong nước và ngoài nước (có thể nhóm nhỏ 5-10 người); tuyển sinh thường xuyên trong năm; tuyển sinh cùng với tuyển dụng theo địa chỉ việc làm sau khi ra trường.

     - Mở rộng đối tượng tuyển sinh, không chỉ 01 đối tượng THPT như hiện nay. Tăng tuyển sinh các đối tượng học sinh THCS đi học nghề, người lao động đang làm việc muốn nâng cao kỹ năng nghề, học nghề chuyển đổi nghề và việc làm.

     - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh học nghề ngán hạn, đào lạo nghề thường xuyên. Đối với 9 nghề trọng điểm, tiêu chuẩn đầu vào phải cao hơn.

3. Chiến lược phát triển đào tạo

     Mục tiêu: Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khoẻ; có trách nhiệm nghê nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứnẹ với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suat, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi tôt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Giải pháp:

     - Xem hoạt động đào tạo là hoạt động sống còn duy nhất của nhà trường.

    - Xác định ngành nghề, quy mô đào tạo: Tiếp tục đào tạo đa ngành, quy mô 4.000 sinh viên; đào tạo 28 nghề. Trong đó lựa chọn 9 nghề trọng điểm, mũi nhọn, thế mạnh của trường để đào tạo đạt chuẩn quốc tế, bao gồm:

Giai đoạn 2007-2020

Giai đoạn 2021-2025

Nghề

Tiêu chuẩn

Nghề

Tiêu chuẩn

1. Cơ điện tử

Úc

4. Điện công nghiệp

Nhật bản

2. Công nghệ ô tô

Đức

5. Công nghệ cắt gọt kim loại

Pháp

3. Kỹ thuật lắp đặt Điện và Điều khiển

Nhật bản

6. Công nghệ thông tin

Úc

 

 

7. Hướng dẫn Du lịch

Úc

 

 

8. Quản trị Khách sạn

Úc

 

 

9. Logistic

Úc


     - Về chương trình, giáo trình giảng dạy: Tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra cho từng nghề; xây dựng mới toàn bộ chương trình, giáo trình các nghề theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đối với 9 nghề trọng điểm chất lượng cao, tiến hành mua hoặc nhận chuyển giao chương trình, giáo trình của các nước phát triển (Đức, Nhật Bản, Úc, Pháp) vào áp dụng giảng dạy.

     - Thay đổi phương thức, phương pháp đào tạo: Chuyển từ đào tạo theo niên chế, năm học sang đào tạo theo tín chỉ năng lực, tích luỹ từng mô - đun; đổi mới thời khoá biểu linh hoạt (ban ngày, ban đêm)Thay đổi đào tạo theo lóp (đủ người một lớp hiện nay 35 người) sang, đào tạo theo từng gói/lớp nhỏ hơn theo đặt hàng chương trình của doanh nghiệp; tăng thời lượng đào tạo tại nơi làm việc từ 0% hiện nay lên 20% trong chương trình vào năm 2020, 30% năm 2025.

 

In
5448 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá